Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiên được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp…
1. TINH DẦU LÀ GÌ?
Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất dễ bay hơi được chiết xuất từ các cây thực vật. Tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phân như: cành, vỏ, lá, thân, rễ…. của các loại cây cỏ thảo mộc.
Tinh dầu được ví như là nhựa sống là tinh chất của cây. Vì vậy tinh dầu mang sức sống, nguồn năng lượng dồi dào từ các loại cây cỏ thảo mộc.
Đa phần các loại tinh dầu đều có màu trong suốt, không có màu. Nhưng một số loại tinh dầu cũng có màu vàng, màu hổ phách. Ví dụ như: tinh dầu cam ngọt, tinh dầu sả chanh, tinh dầu hoắc hương…
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TINH DẦU
- Điểm nổi bật của tinh dầu chính là nó có thể dễ dàng thay đổi từ trạng thái lỏng hoặc thể rắn sang thể khí, kể cả là trong nhiệt độ phòng.
- Mùi thơm rất mạnh và đặc trưng vì 100% là thiên nhiên
- Đa phần các loại tinh dầu đều trong veo, một số loại có màu vàng hoặc màu hổ phách
- Thành phần an toàn, không chứa chất độc hại, không gây hại hay kích ứng cho da
- Có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay phụ nữ có thai, sau sinh
3. PHÂN LOẠI TINH DẦU

Tinh dầu nguyên chất
Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu chưa pha chế với các thành phần hoá học khác. Được chiết xuất 100% từ thực vật thiên nhiên. Với một hàm lượng nhất định chúng thường ăn uống được, rất tốt và an toàn cho sức khỏe, trừ một số loại tinh dầu được khai thác từ các loại dược thảo không ăn uống được (ở dạng thô – như lộc đề, bách…). Vì vậy nên nếu một loại tinh dầu được chiết xuất từ những loại thảo dược ăn uống được ở dạng thô (cam, chanh, quế, bạc hà, gừng, sả, tiêu,…) thì sẽ ăn uống được (ở hàm lượng nhất định) khi chiết xuất thành tinh dầu tinh khiết, nếu không không ăn uống được thì các loại tính dầu này thường chưa đảm bảo tinh khiết từ thiên nhiên.
Tinh dầu không nguyên chất
Tinh dầu không nguyên chất: Là tinh dầu được pha từ tinh dầu nguyên chất với các chất hóa học khác mà vẫn giữ được hương của tinh dầu hoặc tinh dầu được chiết xuất nguyên chất từ thực vật nhưng chưa đạt chất lượng hoàn toàn TINH KHIẾT thành phần từ dược thảo thiên nhiên có lợi cho sức khỏe.
Hương tinh dầu tổng hợp
Là sản phẩm có mùi hương tương tự tinh dầu được tạo thành qua con đường tổng hợp hóa học còn gọi là dầu thơm.
4. TINH DẦU ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?

Chưng cất hơi nước
Phương pháp này phổ biến nhất và cũng đạt độ tinh khiết cao. Các loại tinh dầu của rễ, lá, hoa, vỏ cây thường được chiết xuất bằng cách này. Tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu đàn hương… đều được chiết xuất bằng cách này.
Các nguyên liệu sẽ được cho vào nồi kín sau đó nấu lên. Tinh dầu trong thực vật dễ bay hơi nên sẽ được kéo theo cùng với hơi nước vào một buồng ngưng tụ. Tại đây cả tinh dầu và hơi nước sẽ trở thành dạng lỏng. Đại đa số tinh dầu đều nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên trên. Lúc này loại bỏ tạp chất là thu được tinh dầu nguyên chất.
Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước cũng cho ra độ tinh dầu tinh khiết rất cao chỉ kém so với phương pháp ép lạnh.
Phương pháp cơ học
Hiện đại nhất hiện nay chính là phương pháp ép lạnh, tinh dầu sẽ được ép ra một cách từ từ. Giúp nhiệt độ không tăng cao từ đó giữ lại độ tinh khiết và chất lượng tinh dầu được ép ra.
Ép lạnh hay được sử dụng với các loại nguyên liệu là vỏ, quả. Trong đó phổ biến nhất chính là tinh dầu dừa, tinh dầu vỏ bưởi.
Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh không bị tác dụng bởi nhiệt vì thế cho ra tinh dầu có hàm lượng, mùi vị đạt chuẩn nhất.
Có thể coi tinh dầu được sản xuất bằng cách ép lạnh là loại tinh dầu cao cấp nhất hiện nay!
Chiết xuất bằng dung môi
Phương pháp này thường áp dụng cho những loại tinh dầu (thường là các loại tinh dầu hoa) khó chiết xuất, dễ bay hơi.
Hiểu đơn giản là bạn đem trộn lẫn nguyên liệu thực vật với một chất khác được gọi là dung môi. Dung môi này sẽ liên kết hoặc hấp thụ với tinh dầu có trong thực vật. Sau đó chúng ta sẽ đem tách dung môi khỏi tinh dầu.
Tuy nhiên cách này không được áp dụng cho việc điều trị hoặc sử dụng tinh dầu để bảo vệ sức khỏe vì hàm lượng tồn dư của dung môi khá lớn. Độ tinh khiết của tinh dầu khi chiết xuất bằng cách này không cao.
5. CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU

- Giúp thư giãn: hầu như các loại tinh dầu đều có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, stress.
- Chăm sóc da: Với thành phần kháng khuẩn nhẹ trong các loại tinh dầu, tinh dầu giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da, giảm mụn và giảm viêm trên da.
- Tạo hương thơm: Tinh dầu mang đến cho căn nhà, văn phòng, xí nghiệp… hương thơm thư giãn thoải mái, tăng cường khả năng làm việc của mỗi người.
- Đuổi côn trùng: Một số loại tinh dầu như sả chanh, bạc hà… có tác dụng đuổi côn trùng rất tốt đặc biệt là những loại côn trùng gây hại như: Kiến, gián, chuột….
- Thay thế các sản phẩm làm sạch: cuộc sống hằng ngày của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều hóa chất từ: Nước xịt phòng, xà phòng thơm, nước, nước lau sàn… Tinh dầu thiên nhiên không tác dụng phụ, tinh dầu còn giúp bạn làm sạch, vệ sinh nhà cửa, tạo hương thơm hiệu quả.
Bên cạnh những tác dụng chung trên, bạn cũng cần biết cụ thể về tác dụng chính của từng mỗi loại tinh dầu phổ biến hiện nay. Ví dụ như:
- Tinh dầu hoa oải hương: giúp thư giãn đầu óc, giảm sự căng thẳng, giảm vết bầm tím và vết rạn trên da.
- Tinh dầu tràm: tốt với việc điều trị bệnh đường hô hấp
- Tinh dầu tràm trà: rất hữu hiệu trong việc trị mụn
- Tinh dầu trầm hương: giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm căng thẳng, tốt cho bệnh viêm phế quản
- Tinh dầu chanh: được sử dụng cho việc khử mùi, làm sạch, diệt khuẩn
- Tinh dầu sả: với tác dụng đuổi côn trùng, đuổi muỗi, khử mùi
- Tinh dầu bưởi để chăm sóc tóc
- Tinh dầu bạc hà: để chữa đau bụng, buồn nôn, trị đau đầu, chăm sóc răng miệng
- Tinh dầu quế: được sử dụng để trị cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau nhức cơ xương khớp
6. CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU
Liệu pháp tại chỗ (Bôi, mát xa):
Tinh dầu thực sự tinh khiết sẽ thẩm thấu rất tốt qua da, hấp thu trực tiếp qua màng tế bào. Một số loại có thể gây kích ứng da, vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì các loại tinh dầu có nhiều cấp độ khác nhau. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu chúng ta thích dùng tinh dầu, cố gắng tìm kiếm các loại tinh dầu đạt cấp độ Tinh Dầu Trị Liệu để đảm bảo thật sự tinh khiết. Các loại tinh dầu không đảm bảo tinh khiết nếu dùng về lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe nhất là bằng đường hít.
Sử dụng tinh dầu để bôi: Đa số các loại tinh dầu đề có thể bôi lên da với các công dụng trị liệu của loại thực vật đó. Có thể kết hợp các loại tinh dầu lại để có tác dụng tốt nhất.
Sử dụng tinh dầu để mát xa: Mát xa với tinh dầu là 1 liệu pháp hiệu quả để giảm trừ căng thằng và chăm sóc da. Thường tinh dầu không mát xa trực tiếp được lên da mà phải sử dụng kết hợp với dầu nền (Dầu dừa, dầu Jojoba, Dầu Hạnh Nhân, dầu Olive,…) để pha với nhau mới có thể mát xa trực tiếp được lên da.
Tỷ lệ pha trộn: Tùy theo mức độ mẫn cảm của da, độ tuổi của người sử dụng, tình trạng sức khỏe mà tỷ lệ pha trộn với dầu nền có tỷ lệ từ 0.5% – 5%. Lưu ý, trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng tinh dầu.
Liệu pháp hương thơm (hít, xông, khuếch tán, xịt)
Thường dùng cho mục đích hương thơm hoặc điều trị các bệnh về đường hô hấp (hiệu quả và tốt cho sức khỏe là các loại tinh dầu đạt cấp độ Tinh Dầu Trị Liệu – Tức tinh dầu nguyên chất). Nếu chúng ta dùng những loại tinh dầu không đảm bảo tinh khiết, điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng lâu dài.
– Các dùng để hít: Nhỏ 3 đến 5 giọt tinh dầu vào khăn có chất liệu vải cotton để ở nơi mà bạn cần tạo mùi. Tinh dầu sẽ bay hương và lan tỏa những nơi gần đó.
– Cách dùng để xông: Vì tinh dầu chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao nên phải dùng thêm công cụ đó là đèn khuếch tán tinh dầu (Bằng điện hoặc bằng nến).
– Dùng để xịt: Do tinh dầu không tan trong nước chỉ tan trong cồn và dầu nền. Nên muốn làm để xịt thì phải pha với cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ.
Liệu pháp bên trong (ăn, uống, ngậm…)
Các loại tinh dầu chất lượng cao (Tinh Dầu Trị Liệu) hầu hết dùng được bên trong (theo hàm lượng nhất định) Thường tinh dầu nguyên chất không được chỉ định đường uống do tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên cần phải pha chế theo công thức, liệu lượng chuẩn thì mới đảm bảo an toàn.
Cách sử dụng tinh dầu trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
- Xông tinh dầu bằng máy xông: Phương pháp này là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể xông tinh dầu bằng máy khuếch tán hoặc đèn xông. Mùi hương của tinh dầu sẽ lan tỏa khắp nơi trong nhà bạn.
- Nhỏ tinh dầu vào muối: Nếu bạn chưa có đèn xông hoặc máy bạn có thể thử cách này. Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào muối biến hoặc bông gòn. Để gần chô bạn ngủ tinh dầu sẽ lâu bị bay hơi hơn.
- Massage: Pha tinh dầu với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu…) với tỉ lệ 2 giọt + 5ml dầu nền Massage nhẹ nhàng lên vùng cổ gáy hoặc những vùng muốn tác dụng.
- Ngâm chân: Nhỏ 2- 5 giọt tinh dầu vào thau nước có nước ấm và muối biển ngâm chân giúp giảm đau nhức, giảm căng thẳng.
- Tắm: Nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu vào bồn tắm, ngâm mình giúp cơ thể thư giãn, làm sạch da, giảm mụn.
- Xông mặt: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào tô nước nóng để mặt cách mặt nước 5 – 10cm, dùng khăn sạch trùm đầu phủ cả tô nước. Hơi nước mang theo tinh dầu sẽ giúp da sạch, giảm mụn và hỗ trợ hệ hô hấp.
7. LƯU Ý VÀ CÁCH BẢO QUẢN
- Bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao.
- Hạn chế tiếp xúc với oxy sử dụng xong nên vặn nắp lại để tránh làm giảm hạn sử dụng của tinh dầu.
- Bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh tối màu.
- Không ăn hoặc uống tinh dầu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu.
- Không để tinh dầu rơi vào mắt hoặc vết thương hở.
- Không bôi trực tiếp tinh dầu lên da.
Trên đây là những chia sẻ của mình về tinh dầu thiên nhiên, mong rằng các chia sẻ này có ích với bạn. Chúc bạn tìm được loại tinh dầu ưng ý và sử dụng chúng một cách hiệu quả!